Chuyển đến nội dung chính

Quả óc chó bổ thận tráng dương

Quả hồ đào một số địa phương gọi quả óc chó. Cây hồ đào thường chỉ có ở vùng núi cao, nhiều nhất là vùng cao nguyên đá thuộc tỉnh Hà Giang, ở Trung Quốc chỉ có vùng sa thạch dụ là nhiều nhất (vùng cát đá sỏi không có đất). Cây thuộc loại lưu niên, mùa xuân ra hoa, mùa thu quả chín thu hoạch quả, bỏ vỏ lấy hạt phơi hoặc sấy khô làm thức ăn và làm thuốc. Ở những vùng có nhiều cây hồ đào người ta thu hái về phơi khô đem bán làm thực phẩm.

Hạt hồ đào bỏ vỏ cứng bên ngoài lấy nhân bên trong gọi hồ đào nhục (thịt trong quả) cũng có địa phương gọi hồ đào hạch. Là vị thuốc quý trong Đông y: nhân của quả hồ đào có vị ngọt, béo, tính ấm, vào các kinh phế, can, thận. Có tác dụng ôn bổ hạ tiêu, thu nạp thận khí. Điều trị chứng thận khí hư do hàn chứng, hen suyễn, nam giới tinh quan đóng không kín nên dễ sinh chứng di tinh, hoạt tinh, làm cho thận khí hao tổn. Liều lượng ngày dùng 20-40g dưới dạng thuốc sắc hoặc viên hoàn. Gần đây có tài liệu cho rằng nhân của quả hồ đào có tác dụng điều hòa mỡ trong máu, tốt cho tim mạch nhưng chưa được kiểm chứng. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y có hồ đào nhục.

Quả hồ đào (còn gọi là quả óc chó).

Quả hồ đào (còn gọi là quả óc chó).

Bài Thanh nga hoàn: hồ đào nhục 160g, bổ cốt chỉ (sao rượu) 160g, đỗ trọng 160g (tẩm nước muối sao), đại toán (tỏi khô, bỏ vỏ) 160g.

Cách dùng: Tán bột trộn với mật ong làm viên hoàn, mỗi viên 5g, ngày uống hai lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn, uống với nước đun sôi để ấm. Uống liên tục 60 ngày. Bài thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương, diên niên, ích khí, trị chứng thận hư đau lưng.

Bài Ban long hoàn: thục địa 16g, thỏ ty tử 16g, bổ cốt chỉ 12g, bá tử nhân 12g, phục thần 12g, cao ban long 20g, hồ đào nhục 16g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Công dụng: Bổ thận, tráng dương, cố tinh. Trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, sinh lý giảm sút, tinh thần mệt mỏi, choáng váng, tay chân lạnh mà yếu.

Hoặc bài Bổ thận dưỡng huyết thang: hồ đào nhục 16g, bạch thược 4g, bổ cốt chỉ 12g, câu kỷ tử 6g, đan sâm 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 8g, hồng hoa 2g, nhục thung dung 4g, sơn thù 4g, sung úy tử 12g, thỏ ty tử 12g, thục địa 12g. Sắc uống. Công dụng: Bổ can thận, do can thận hư tổn đau nhức trong xương, gãy xương làm cho xương chóng liền. Hoặc trong bài Bổ não chấn nuy gồm: hồ đào nhục 15g, hoàng kỳ 60g, đương quy 24g, long nhãn nhục 24g, sơn thù 15g, giá trùng 3 con, địa long 9g, nhũ hương 9g, một dược 9g, lộc giác giao 6g, mã tiền (chế) 0,9g.

Cách dùng: Các vị thuốc trên sắc kỹ bỏ bã, cho lộc giác giao vào hòa tan, chia 2 lần uống, mã tiền chế tán thành bột mỗi lần uống 0,45g, uống sau khi ăn sáng và ăn tối 15 phút, khi thuốc còn ấm. Bài thuốc có tác dụng trị chứng liệt nửa người, mạch vi tế, cơ thể suy nhược.

Bài thuốc dân gian: Lấy thận lợn 2 quả, bổ đôi làm sạch, mỗi quả thận cho 20g hồ đào nhục vào bên trong, kẹp nướng chín ăn lúc đói, chấm với nước mắm tỏi pha loãng, uống với 30ml rượu sạch. Cách một ngày ăn một lần, ăn liên tục 10 ngày để trị chứng đau lưng do thận hàn yếu.

TTND. BS. Nguyễn Xuân Hướng

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hương nhu tía

Hương nhu tía là cây dùng để làm thuốc chữa bệnh rất quen thuộc trong nhân dân, trong y học cổ truyền hương nhu tía là vị thuốc chữa nhiều bệnh, đặc biệt là vị thuốc giải cảm khi bị lạnh hay đi mưa nhiễm lạnh rất hiệu quả. Xin giới thiệu một vài đơn thuốc chữa bệnh có sử dụng hương nhu tía. Hương nhu tía còn có tên gọi là é rừng hay é tía. Cây thường mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng cũng được trồng làm thuốc quanh nhà. Để làm thuốc chữa bệnh, thường thu hái hương nhu phần trên mặt đất, chủ yếu là cành có hoa, dùng tươi hoặc phơi ở nơi ít ánh nắng nhưng thoáng gió, nhiệt độ 30-40 độ C (gọi là phơi âm can). Hương nhu tía vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh phế và vị có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, giảm sốt, lợi tiểu, dùng chữa cảm lạnh, tiêu chảy do lạnh, trị chứng hôi miệng... Hương nhu trắng. Chữa cảm lạnh hoặc đi mưa bị nhiễm lạnh (triệu chứng: phát sốt phát rét, đầu nhức, bụng đau, miệng nôn, đi tiêu lỏng..): Hương nhu tía 500g, hậu phác tẩm gừng nướng 200g, bạch biể...

Hạt kê vàng tí hon, thuốc quý của muôn nhà

Cây kê còn gọi là tiểu mễ, bạch lương túc, túc cốc, cốc tử… được trồng phổ biến và khá quen thuộc với mọi người. Hạt kê được xem là loại lương thực phụ, trong nhân dân thường nấu cháo kê hay hay ăn với bánh đa gọi là bánh đa kê được nhiều người ưa thích. Không chỉ sử dụng làm thực phẩm, là loại giàu dược tính nên hạt kê được sử dụng trong trị liệu nhiều bệnh. Theo Đông y, kê có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ được những chứng phiền khát. Cháo kê thông được tiểu tiện, chữa được chứng phiền khát vì dạ dày nóng quá. Hạt kê có tác dụng hòa trung, bổ thận, khỏe tì vị trừ nhiệt, giải độc, giải khát, lợi tiểu tiện. Chủ yếu dùng cho tì vị hư nhiệt, đau bụng nôn mửa, chống thiếu nước khi tiêu chảy. Theo y học hiện đại, hạt kê chứa rất nhiều melatonin, chất có tác dụng trấn tĩnh tinh thần và gây buồn ngủ, vì thế cháo kê là một món ăn rất bổ dưỡng giúp có được một giấc ngủ ngon. Hạt kê có tác dụng hòa trung, bổ thận, giải độc, tiêu khát... Một số bài thuốc chữa bệnh từ hạ...